Các phương pháp in trong ngành in
8/8/2020 12:18:34 AMCác phương pháp in trong ngành in In typo,In flexo, In ống đồng, In lụa (in lưới),In offsetIn, in nhân bản, Roneo, Duplicator.
Các phương pháp in trong ngành in
1. In typo:
Đây là phương pháp in đầu tiên và cổ xưa nhất, được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng người Đức (Johan Gutenberg) mới là người được công nhận là ông tổ ngành in.
Về nguyên lý, in typo là phương pháp in cao, tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in. Một ví dụ gần gũi đó là các con dấu hiện nay, trên con dấu hình ảnh được khắc nổi cao hơn phần xung quanh, khi đóng dấu ta sẽ ấn nó vào tấm mút để lấy mực, sau đó đóng “kịch” một phát thế là xong. Khuôn in typo cũng được khắc nổi lên như con dấu, tuy nhiên nó được chế tạo từ kim loại (hợp kim chì) bằng quá trình ăn mòn axít, các chữ viết thì được đúc thành các con chữ riêng lẻ, sau đó sẽ được sắp lại bằng tay thành từng bộ khuôn của từng trang sách (cho nên mới gọi là công đoạn sắp chữ).
Phương pháp in typo sắp chữ hiện nay không còn được sử dụng do sản lượng thấp, lạc hậu và độc hại (chữ in được đúc từ hợp kim chì là một kim loại độc hại) nên đã được thay thế bằng nhiều phương pháp hiện đại hơn. Một số ứng dụng khác của in typo như in số nhảy, ép chìm nổi, ép nhũ bạc, vàng… vẫn còn được sử dụng.
2. In flexo:
In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhự photopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các loại nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.
3. In ống đồng:
In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim loại. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.
Khuôn in ống đồng có dạng trục kim loại, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng.
4. In lụa (in lưới):
In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy...hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.
Đây là phương pháp in thủ công, In lụa hay còn gọi in lưới,đơn giản, rẻ tiền và dễ đầu tư,tùy vào từng nhu cầu mục đích.
5. In offset:
Đây là phương pháp in phổ biến nhất và cũng phương pháp in được nhắc đến nhiều nhất đối với những người trong lĩnh vực in bao bì caton... design thiết kế.
Nguyên lý của phương pháp in này đơn giản nhưng khó hình dung nếu chưa được tay sờ mắt thấy “hiện vật”.
In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau (khi nhìn lên bề mặt tấm bản in ta chỉ thấy nó… phẳng lì như tờ giấy, chả thấy chìm nổi gì hết). Người ta đã ứng dụng sự đẩy nhau giữa dầu và nước. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khoảng 0.25mm), trên khuôn in, phần trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ảnh, chữ viết) được cấu tạo từ một loại nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính chất hút dầu, đẩy nước, và mực in offset là loại mực (có gốc) dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in được chà một lớp nước mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in (chính là lớp nhôm đó). Sau đó khuôn in mới được chà mực. Vì mực có gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên khuôn in (đang dính nước) được, mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ưa dầu mà thôi. Chính vì vậy dù khuôn in phẳng lì nhưng khi chà mực, mực nó không chà… hết lên bề mặt khuôn mà chỉ truyền đúng vào phần tử in tạo thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in mà thôi. Và sau đó, khi ép in lên bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in.
Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua): khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng –> mềm –> cứng).
6. In nhân bản (Roneo, Duplicator)
Nội dung cần in được “đục thủng ” trên vật liệu truyền in là Stencil (trong máy quay roneo cổ xưa) hoặc trên Master (máy in nhân bản siêu tốc bây giờ) bằng phương pháp cơ học hoặc quang – nhiệt học để tạo nên bản mẫu. Khi quá trình in được tiến hành là lúc mực in được ép (roneo) hoặc hất văng lên (in siêu tốc) bản mẫu và đi qua phần tử “đục thủng” để truyền sang giấy.
Qua nhiền thời kỳ được phát triển,thì công nghệ in lụa (in lưới) và in (roneo) được hình thành lên máy in nhân bản (Duplicator) như hiện nay, máy in nhân bản được du nhập vào Việt nam từ đầu những thập niên 90 của đất nước, và từ đó có những tên gọi rất Việt nam ra đời để gắn cho những loại máy có công nghệ in như trên “ Máy in nhanh, máy in siêu tốc, Copyprinter, Duprinter, máy in nhân bản, vật tư đi kèm theo máy người Việt thường gọi là cuộn giấy Master, giấy nến, giấy Stencil,chế bản...”.
Trên thị trường Việt nam những thập niên đầu 90 – đến nay là sự hiện diện của 3 hãng phát triển dòng máy nhân bản này là Duplo, Ricoh,Riso.
Hiện nay hãng Duplo dẫn đầu dòng máy in nhân bản Duprinter với chất lượng và tốc độ nhân bản nhanh nhất hiện nay,với nhiều những model máy phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng.
Dòng máy nhỏ phổ thông:
Máy nhân bản (Duprinter) Duplo DP A120 có tốc độ 60 đến 90 bản /phút khổ giấy tối đa B4.
Máy nhân bản (Duprinter) Duplo DP G205/325 có tốc độ 90 bản /phút đến 130bản/phút khổ giấy tối đa A4.
Dòng máy tầm trung:
Máy nhân bản (Duprinter) Duplo DP F520 có tốc độ 90 bản /phút đến 130bản/phút khổ giấy tối đa B4.
Máy nhân bản (Duprinter) Duplo DP F550 có tốc độ 90 bản /phút đến 150bản/phút khổ giấy tối đa A3.
Dòng máy chất lượng cao:
Máy nhân bản (Duprinter) Duplo DP X550 có tốc độ 90 bản /phút đến 155bản/phút khổ giấy tối đa A3.
Máy nhân bản (Duprinter) Duplo DP X650 có tốc độ 90 bản /phút đến 200bản/phút khổ giấy tối đa A3.
Và còn nhiều hơn các model máy của hãng Duplo xin xem chi tiết tại www.huongsonco.com.vn.
Nguồn: Sưu tầm.